Kết quả tìm kiếm cho "bà Huỳnh Thị Chẩn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1202
Mỗi mùa hè về, trong không gian thanh tịnh của những ngôi chùa Khmer trên địa bàn TP Cần Thơ lại rộn vang tiếng ê a học bài của các em nhỏ. Những lớp học chữ Khmer không chỉ giúp các em biết đọc, biết viết mà còn là nơi thắp sáng ngọn lửa gìn giữ văn hóa dân tộc trong mỗi tâm hồn trẻ thơ.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.
Chiều 26/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ trao quyết định cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang chủ trì buổi lễ.
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Tối 21/6, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX, năm 2024 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).
Báo chí Việt Nam mang trong mình sứ mệnh lịch sử, từ thời sơ khai với số báo quốc ngữ đầu tiên, truyền bá văn hóa, thông tin, kinh tế, cho đến nền báo chí cách mạng anh hùng, vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng cách mạng.
Trong tiến trình phát triển đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là công cụ tuyên truyền, mà còn là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, cầu nối giữa chính quyền và người dân. Vai trò ấy càng trở nên rõ nét trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn TX. Tân Châu.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), tại nhiều địa phương đã diễn ra nhiều hoạt động tuyên dương, khen thưởng người làm báo và các tác phẩm báo chí tiêu biểu.
Các cán bộ tham gia trại hè dành cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt cũng không nhớ chính xác họ đã có mặt lần thứ mấy. So các tỉnh, thành phố lân cận, hơn 10 năm nay, trại hè được tỉnh An Giang duy trì tổ chức mang nhiều ý nghĩa: Ưu tiên cho các em lần đầu tiên được trải nghiệm, hành trình nhiều ngày ra ngoài tỉnh để mở mang tầm nhìn, trau dồi kỹ năng. Trên hết, đây là món quà xứng đáng trong kỳ nghỉ hè vì các em đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn để đạt thành tích tốt sau 1 năm học tập.
Sáng 13/6, tại An Hòa Tự (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân), Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939 - 18/5 năm Ất Tỵ 2025).
Đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên, nhân viên ở tất cả khâu trong “dây chuyền” sản xuất tác phẩm báo chí được gọi chung là người làm báo. Thế nhưng, khi công nghệ ngày càng phát triển, công việc làm báo vẫn tiếp nối theo dòng chảy cuộc sống, còn “người” chịu sự đào thải của nghề...